Theétraibịdậpnátbàntaythươngtíchnặngdotựchếphácách tính điểm thi đại họco lời người nhà, do đang ở tuổi khám phá, tò mò nên T. có tham khảo thông tin chế tạo pháo trên mạng. Sau đó em đã đặt mua hóa chất rồi làm theo. Sự việc chỉ được phát hiện khi cả nhà nghe tiếng nổ lớn, T. được đưa vào cơ sở y tế gần nhà sơ cứu rồi chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp tục điều trị.
Ngày 29.12, bác sĩ Đinh Gia Khánh, khoa Bỏng - Chỉnh trực, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết bé được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng dập nát bàn tay phải, bỏng vùng mặt, mắt và bộ phận sinh dục. Ngay khi tiếp nhận, T. được phẫu thuật cấp cứu, cắt lọc, khâu vết thương và điều trị bỏng. Các y bác sĩ đã khẩn trương điều trị để giảm thiểu thương tổn do pháo nổ gây ra.
"Ngoài bệnh nhi T., khoa cũng đang điều trị cho một bệnh nhi là nạn nhân do tự chế tạo pháo", bác sĩ Khánh cho hay.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Ngô Hồng Phúc, Phó trưởng khoa Bỏng - Chỉnh trực, Bệnh viện Nhi đồng 2, chia sẻ để tránh các tai nạn do pháo gây ra gia đình, nhà trường cần nhắc nhở trẻ tuyệt đối không được sử dụng, chế tạo pháo. Giáo dục cho trẻ hiểu các mức độ nguy hiểm như có thể gây cháy nổ, thương tích, tàn tật, thậm chí gây tử vong. Đồng thời giám sát chặt chẽ hoạt động của trẻ em, đặc biệt là trong thời gian gần tết, thời điểm xuất hiện nhiều video hướng dẫn tự chế tạo pháo nổ tại nhà trên mạng xã hội.
Trước đó, ngày 25.12, em N.Q.H (12 tuổi, ngụ H.Đất Đỏ, Bà Rịa-Vũng Tàu) cũng được đưa đến Bệnh viện Bà Rịa cấp cứu do lên mạng học chế tạo pháo nổ. Bệnh nhân vào viện vì đa vết thương và bỏng vùng cổ, ngực, 2 tay và 2 chân do pháo nổ. Các vết thương này là do mảnh thủy tinh ghim vào. Đặc biệt là vết thương ở cổ có mảnh thủy tinh nằm cạnh khí quản. Nếu mảnh thủy tinh này đi sâu sẽ gây đứt động mạch và khí quản, nạn nhân sẽ tử vong ngay sau đó.
Nam sinh cho biết đã trộn nhiều hỗn hợp hóa học lại với nhau rồi bỏ vào chai thủy tinh. Hôm bị nạn, do em châm lửa nhưng chạy không kịp khiến các mảnh thủy tinh bắn trúng người máu ra rất nhiều.