Ty Lệ Kèo Malaysia

Muốn trở thành bác sĩ sau cơn bạo bệnhKhi còn degloved face

【degloved face】Chàng trai trở thành bác sĩ có hơn 110.000 lượt theo dõi sau cơn bạo bệnh

Muốn trở thành bác sĩ sau cơn bạo bệnh

Khi còn là học sinh Trường THPT Chu Văn An (tỉnh Yên Bái),àngtraitrởthànhbácsĩcóhơnlượttheodõisaucơnbạobệdegloved face bác sĩ Huy luôn có thành tích học tập nằm trong top 3 của khối. Chàng trai này có niềm đam mê mãnh liệt với vật lý và hóa học, tuy nhiên không phải là những bài tập khô khan mà luôn tìm tòi áp dụng kiến thức vào thực tế.

“Nhờ vào những kiến thức vật lý khí động học và hóa học mình đã mày mò tự thiết kế, tạo ra những quả tên lửa “mini” khoảng 30 cm. Thời đó, mình chỉ làm để thỏa mãn bản thân chứ chưa lường trước được hậu quả. Trong một lần thử tên lửa mình đã thất bại và gây ra cháy nổ, rất may không có thiệt hại nào. Kể từ đó trở đi mình đã dừng lại việc nghiên cứu nguy hiểm này và tập trung vào ôn thi tốt nghiệp”, bác sĩ Huy chia sẻ.

Chàng trai trở thành bác sĩ có hơn 110.000 theo dõi sau cơn bạo bệnh - Ảnh 1.

Bác sĩ Lê Tiến Huy

NVCC

Với niềm đam mê khoa học, công nghệ ngày đó Huy từng nghĩ rằng trong tương lai sẽ trở thành 1 kỹ sư. Vì vậy, ban đầu chàng trai này có dự định đăng ký nguyện vọng 1 vào Học viện Kỹ thuật Quân sự (TP.HCM). Tuy nhiên, đầu năm 2014 khi đang trong quá trình ôn luyện để thi tốt nghiệp Huy trở bệnh rất nặng. Nguyên nhân là ruột thừa vỡ hoại tử và có biến chứng viêm phúc mạc, tính mạng lúc này có thể nói là “ngàn cân treo sợi tóc”.

“Rất may với sự nỗ lực của các bác sĩ mình như được sinh ra lần thứ 2. Và có lẽ đó cũng là một cơ duyên khiến mình lựa chọn thêm nguyện vọng thứ 2 để thi vào Học viện Quân y. Sau khi điều trị bệnh, mình chỉ còn vỏn vẹn 2 tháng để ôn tập. Thực sự khó lựa chọn khi đỗ cả 2 trường, giữa đam mê và phần còn lại là một sức mạnh vô hình thôi thúc mình từ sự tái sinh sau cơn bạo bệnh. Và cuối cùng mình chọn Học viện Quân y”, anh Huy chia sẻ.

Huy khẳng định y học là ngành học rất khó vì quá trình hiểu vấn đề cho đến vận dụng kiến thức đòi hỏi rất nhiều kỹ năng. Cường độ học tập và thi cử cũng là một áp lực lớn. Theo Huy, cứ vài tuần là trải qua một kỳ kiểm tra mà độ khó và căng thẳng được ví như thi đại học. “Tuy nhiên, tất cả những khó khăn chính là điều kiện cần thiết để chúng mình cầm được tấm bằng bác sĩ trên tay. Và sau đó tiếp tục một quá trình học tập chuyên sâu có thể kéo dài đến hết tuổi nghề”, Huy nói.

Chàng trai trở thành bác sĩ có hơn 110.000 theo dõi sau cơn bạo bệnh - Ảnh 2.

Bác sĩ trẻ Lê Tiến Huy rất đam mê việc nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong y học

NVCC

”Với người học y thì có nhiều thứ đáng sợ hơn là thấy máu. Mình lấy ví dụ như những ca đại phẫu thì dao điện là vật không thể thiếu để cầm máu. Mỗi khi như vậy, đặc biệt ở thành bụng sẽ có một mùi hương khét bốc lên, nó là mùi của mỡ, thịt người cháy. Mùi này ám sâu vào quần áo và thậm chí da, tóc. Dĩ nhiên 1-2 lần thì sợ nhưng khi bạn tiếp xúc với nó nhiều thì không còn cảm xúc”, Huy chia sẻ.

Huy tốt nghiệp Học viện Quân y năm 2020, sau đó nhận công tác và tiếp tục học sau đại học tại Trường ĐH Y Hà Nội. Cùng thời điểm này, Huy bắt đầu chia sẻ kiến thức y học lên mạng xã hội và may mắn nội dung nhanh chóng tiếp cận được một lượng khán giả khổng lồ. Hiện tại, trang Facebook của Huy có hơn 110.000 lượt theo dõi. Theo Huy, đặc thù của kiến thức y học rất nhàm chán, do đó mỗi video luôn đặt ra tiêu chí là dễ hiểu, hấp dẫn và áp dụng thực tế hữu ích.

Chàng trai trở thành bác sĩ có hơn 110.000 theo dõi sau cơn bạo bệnh - Ảnh 3.

Bác sĩ Huy tham gia một chương trình chia sẻ kiến thức y học trên VTV2

NVCC

“Để cung cấp kiến thức y khoa thì quá đơn giản khi mọi người ai cũng có thể tìm kiếm trên Google, nhưng liệu chính xác hay không? Và nội dung đó có đủ hay để người khác tiếp thu thì lại là một dấu hỏi lớn. Trước khi cung cấp một kiến thức về y khoa thì mình luôn phải xem tài liệu, theo hướng dẫn của các tổ chức y tế, nghiên cứu đáng tin cậy… chắt lọc trước khi đến với người xem. Ngoài cung cấp cho người xem kiến thức hữu ích và có tính ứng dụng thì mình cũng sẵn sàng đấu tranh với các trường hợp truyền tải thông tin giả, sai sự thật”, Huy nói.

Hiện tại, bác sĩ Huy không còn làm công tác khám chữa bệnh nữa mà tập trung vào nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong y học tại Viện khoa học công nghệ y dược (TP.Hà Nội).

Bác sĩ Nguyễn Xuân Quang (28 tuổi), bác sĩ sản phụ khoa, hiện đang tham gia tập huấn tại Bệnh viện Từ Dũ, cho biết: "Mình biết bác sĩ Lê Tiến Huy gần 10 năm nay từ khi còn học chung tại Học viện Quân y. Bác sĩ Huy giỏi chuyên môn, đặc biệt là có ngoại ngữ tốt nên thường xuyên cập nhật kiến thức từ các tổ chức y khoa uy tín trên thế giới. Mình rất khâm phục bác sĩ Huy và học hỏi được nhiều điều từ bạn ấy không chỉ trong công việc mà kể cả các vấn đề khác trong cuộc sống".

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap