Ty Lệ Kèo Malaysia

Bà Ellen Berends, cựu Phó đại sứ Hà Lan tại ViN dây chuyền bạc nam

【dây chuyền bạc nam】Xem Phùng Phẩm 'lập thể hóa'

Bà Ellen Berends,ùngPhẩmlậpthểhódây chuyền bạc nam cựu Phó đại sứ Hà Lan tại Việt Nam, đã bị hai bức tranh của họa sĩ Phùng Phẩm thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tác phẩm Kiêu hãnhvẽ một phụ nữ miền Bắc trong trang phục truyền thống. Những nụ hôn tình yêu lại là một bình phong 4 tấm lớn. 

"Tôi đã bị choáng ngợp bởi sự táo bạo, đam mê và độc đáo của tác phẩm. Hóa ra đây lại là tranh của Phùng Phẩm. Như với Kiêu hãnh, tôi quyết định dồn toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình để mua bức tranh. Đây thực sự là tác phẩm nghệ thuật mà tôi muốn thưởng thức mỗi ngày", bà Ellen Berends nói về thời điểm mua Những nụ hôn tình yêu.

Xem Phùng Phẩm "lập thể hóa"   - Ảnh 1.

Tác phẩm Trên sân kho

NVCC

Bà Ellen Berends không biết đến ông Phùng Phẩm cũng dễ hiểu. Ông Phùng Phẩm là một tác giả gần như ẩn dật, dù có những tác phẩm được một số giải thưởng trong nước, mang đi nước ngoài. Suốt cuộc đời sáng tác, đặc biệt là thời điểm bà Ellen ở Việt Nam, ông chưa hề có triển lãm cá nhân. Thậm chí, phải chờ tới bây giờ, ở tuổi 91, ông Phùng Phẩm mới có triển lãm cá nhân đầu tiên, sách giới thiệu tác phẩm tác giả đầu tiên. 

Ông Phùng Phẩm là bạn học của một thế hệ họa sĩ tài năng như Hoàng Trầm, Kim Bạch, Mộng Bích, Đường Ngọc Cảnh… ở Trường cao đẳng mỹ thuật Việt Nam. Họ có những người thầy lớn như Trần Văn Cẩn, Sỹ Ngọc, Lương Xuân Nhị… Nhưng ông Phẩm đã dừng học vẽ ở khóa 9 Trường cao đẳng mỹ thuật Việt Nam mà không rõ lý do vào thời kỳ các cá tính sáng tạo ngoài hiện thực xã hội chủ nghĩa có thể bị dừng học bất cứ lúc nào. Ông công tác ở Xưởng phim hoạt hình Việt Nam cho tới lúc nghỉ hưu.

Xem Phùng Phẩm "lập thể hóa"   - Ảnh 2.

Ông Phùng Phẩm có những bức in khắc gỗ rất đẹp

NVCC

Nhà nghiên cứu mỹ thuật Bùi Như Hương cho rằng, từ những năm 1970, Phùng Phẩm đã có những bức in khắc gỗ rất đẹp. "Chỉ hai màu đen trắng thuần túy, giản dị, được cất lên bởi những giai điệu của đường nét. Ở đây, đường nét là chủ đạo. Đường nét tạo giai điệu, nhịp điệu, tạo chuyển động, ánh sáng, sóng nước, tạo các chi tiết trang trí luyến láy trong bố cục, trong nền, mảng. Đường nét làm nên tất cả. Màu dựa vào đó mà ngân theo", bà Hương đánh giá.

Bà Bùi Như Hương cũng quan sát quá trình sáng tác, cũng là quá trình "lập thể hóa" trong sáng tác của ông. Theo bà, quá trình sáng tác của Phùng Phẩm nhất quán theo một ngôn ngữ tạo hình của riêng ông, tạm gọi là "hiện đại hóa" hay "lập thể hóa" cũng được. Quá trình này được chia làm hai giai đoạn.

Ở giai đoạn đầu, những năm 1970 - 1980, sáng tác của ông còn gần với hiện thực, theo mỹ cảm dân gian truyền thống, như Chống hạn, Nước bạc cơm vàng… "Một tâm lý không tránh khỏi khi dòng nghệ thuật chủ lưu, chính thống, độc tôn lúc đấy vẫn là hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nhưng trong thời kỳ này, họa sĩ đã lẳng lặng có những tác phẩm có tính dự báo, đi trước với ngôn ngữ đồ họa hiện đại, khác xa mỹ cảm dân gian truyền thống", bà Hương cho biết.

Xem Phùng Phẩm "lập thể hóa"   - Ảnh 3.

Đập lúa

NVCC

Ở giai đoạn thứ hai, khi đổi mới đến vào 1986, trong xu thế tự do sáng tác chung của văn nghệ cả nước, ông Phùng Phẩm đã có sẵn con đường riêng của mình, cứ thế dấn thân, sang giai đoạn sau… "Ở giai đoạn đó, Phùng Phẩm có những thay đổi, chuyển biến quyết liệt nhất, dứt khoát nhất cả về ngôn ngữ lẫn quan điểm nghệ thuật", bà Hương đánh giá.

Trong triển lãm cá nhân của Phùng Phẩm, có thể thấy nhiều đề tài được ông theo đuổi trong nhiều tác phẩm. Chúng thoát ly mô tả hiện thực để hướng tới sự linh hoạt của hình khối. Những hình vuông, tròn, tam giác được ông đặt cạnh nhau san sát, rồi từ đó ngân lên nhịp điệu mạnh mẽ. Điều đó càng khiến những bức vẽ của ông về lao động sản xuất có sự hấp dẫn khó cưỡng.

Xem Phùng Phẩm "lập thể hóa"   - Ảnh 4.

Tác phẩm Đứa con riêng

NVCC

Trong các tác phẩm mô tả việc nhà nông như Đi cấy I, Đi cấy II, Cấy đêm… những chiếc áo mưa bằng lá được mô tả như những hình chữ nhật lớn, ghép lại từ những hàng tam giác mô tả lá sát nhau. Đôi bàn tay được mô tả vuông vức như một chiếc lược chải tóc lớn. Chiếc nón, miếng xà cạp quấn chân cũng giàu nhịp điệu như chiếc áo tơi… Điều đó làm nên những người đi cấy khỏe khoắn và hiện đại.

Cũng có tác phẩm trong triển lãm khiến người xem lặng đi vì mong muốn mô tả thân phận mà ông Phùng Phẩm gửi gắm. Tác phẩm Đứa con riêng vẽ cô gái da đen, là con lai trong chiến tranh Việt Nam, đang được mẹ tắm cho. Ông mô tả cô bằng những khối màu nâu đen chắc khỏe. Chỉ có nỗi buồn vẫn đâu đó trong đôi mắt nhắm chặt.

Xem Phùng Phẩm "lập thể hóa"   - Ảnh 5.

Tác phẩm Cấy chiêm

NVCC

Một tác phẩm khác cũng rất gợi tả là Cấy chiêm. Ở đó, ông Phùng Phẩm chọn góc nhìn từ phía sau… mông của nhân vật. Vóc dáng của nhân vật được thu lại hết trong vẻ đẹp của vòng ba tròn trịa này. Một cái nhìn táo bạo.

Dù ra mắt muộn, Phùng Phẩm với triển lãm cá nhân của mình vẫn kịp cho thấy một tác giả vừa dũng cảm, vừa hiện đại, với cái nhìn giàu lòng trắc ẩn. Trong thế giới đang ngày một phẳng hơn, tiếng nói nghệ thuật của ông rất riêng và dễ thu hút cảm tình.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap