Ty Lệ Kèo Malaysia

Những người hàng xóm khen cụ bà Nguyễn Thị T agbong88

【agbong88】Cổ tích ngày nay

Những người hàng xóm khen cụ bà Nguyễn Thị Tư,ổtíchngàagbong88 93 tuổi, thật có phước, nhờ được nàng dâu thảo hiền chăm sóc rất khéo và chu đáo.

Chị Trần Thị Kiều Thơ chăm sóc cho mẹ chồng. Người mặc áo trắng là chị Nguyễn Thụy Khánh

Chị Trần Thị Kiều Thơ chăm sóc cho mẹ chồng (người mặc áo trắng là chị Nguyễn Thụy Khánh - Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phường Bình Chiểu)

Thanh Bình

"Người mẹ của tôi"

Chị Trần Thị Kiều Thơ, 47 tuổi, xem mẹ chồng như mẹ ruột. Cụ Tư khoe: "Tôi sống đến chừng này tuổi, chưa bao giờ phải dùng đến nhân sâm, thuốc bổ, vì tôi có "thần dược" chính là cô con dâu tận tâm như con ruột".

Nhiều lần đến thăm cụ Tư, tôi cảm nhận được trải lòng của cụ. Tôi đến không báo trước, nhưng luôn được chứng kiến những hình ảnh cảm động mà "tai nghe không bằng mắt thấy". Khi thì chị Thơ vừa dỗ dành vừa cặm cụi bấm móng chân cho cụ. Có lúc chị Thơ cần mẫn xoa bóp giúp cụ dễ chịu hơn.

Người già vốn ít ngủ, cụ Tư kể rằng đêm hôm mỗi khi thức giấc, thường có chị Thơ ngồi bên cạnh. Nhẹ nhàng xoa người cả tiếng đồng hồ cho tới khi cụ chợp mắt trở lại. Nhờ vậy, giấc ngủ của cụ dài hơn, nhiều lần sáng hôm sau nghe con cháu trong nhà kể lại, vào nửa đêm cụ nằm mơ và gọi tên nàng dâu hệt như lúc tỉnh.

Cụ Tư rất thích ăn những món do con dâu tự nấu. Cụ cũng ăn được nhiều hơn khi chị Thơ vừa bón từng muỗng thức ăn, thìa sữa, vừa kể đủ mọi chuyện giúp cụ vui và cảm thấy ngon miệng hơn. Chị cho biết: "Hiểu ý cụ thích được khen, nên mỗi lần cụ dùng bữa xong đủ khẩu phần, tôi luôn nhớ khen: 'Mẹ giỏi quá!'. Cụ cười móm mém thấy thương lắm!".

Tuổi cao nhưng tinh thần của cụ Tư vẫn rất minh mẫn. Chỉ có đôi chân của cụ nhiều năm qua không tự đi lại được. Dẫu vậy, cụ đã có cô con dâu làm "đôi chân", đỡ đần việc di chuyển. Hay được chị Thơ ẵm bồng nên cụ rất thích "nhõng nhẽo". Thỉnh thoảng, để giúp cụ thêm sảng khoái, chị còn bế cụ ra vườn cây sau nhà, ngồi tựa lưng ghế thư giãn.

Những hôm trái gió trở trời, một mình đưa cụ Tư đi khám ở bệnh viện, chị Thơ ngồi ôm vỗ về, động viên cụ. Từ nhân viên y tế đến các bệnh nhân, ban đầu cứ nghĩ chị là con ruột của cụ. Sự ân cần của chị với cụ đã khiến cho ranh giới giữa mẹ chồng, mẹ ruột dường như không tồn tại.

Cổ tích ngày nay - Ảnh 2.

Chị Trần Thị Kiều Thơ (bìa phải) tặng quà cho trẻ em nghèo hiếu học

Thanh Bình

Ông Nguyễn Công Sơn - Tổ trưởng Tổ dân phố 3, khu phố (KP) 2 chia sẻ: "Tình cảm và tấm lòng của chị Thơ dành cho mẹ chồng thật hiếm có khó tìm. Chúng tôi hay mượn câu chuyện của chị làm tấm gương tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ về lòng hiếu thảo".

Người bạn đời của chị Thơ - anh Nguyễn Văn Phương thì nói vui: "Mẹ tôi quý "nàng Thơ" hơn con trai. Những lúc cả nhà có mặt đông đủ, nhưng cần gì mẹ hay gọi nàng dâu chứ ít khi nhắc đến tôi". Có lẽ nhờ vậy mà căn nhà ấy tuy nhỏ song thật ấm cúng và hay đầy ắp tiếng cười. Anh Phương cùng hai con được toàn tâm toàn ý hoàn thành tốt công việc của mình ở cơ quan, nhờ có "hậu phương" vô cùng vững chắc. Gia đình anh Phương từng được UBND TP.HCM khen thưởng vì đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa tiêu biểu", dĩ nhiên có công lao to lớn của nàng dâu trên cả tuyệt vời này.

"Giỏi việc nước đảm việc nhà"

Bà Nguyễn Thụy Khánh - Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phường Bình Chiểu đã đúc kết về chị Trần Thị Kiều Thơ như vậy. Tôi đã ngả mũ thán phục bởi chị kiêm nhiệm nhiều chức danh, nhiệm vụ: từ Chi hội phó Chi hội phụ nữ KP2 đến Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi phường Bình Chiểu. Sắm nhiều "vai" nhưng áp lực công việc không thể làm khó chị. Là cán bộ đoàn thể, chị Kiều Thơ có ý chí kiên cường như một chiến sĩ: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành. Khó khăn nào cũng vượt qua".

Quán xuyến chu toàn việc nhà lẫn công tác ở địa phương, chị Thơ luôn tiên phong trong những phong trào hành động vì cộng đồng bằng cái tâm, là một cán bộ hội gương mẫu, điển hình dân vận khéo, đứng đầu trong danh sách nông dân với mô hình sản xuất giỏi, 7 năm liền được tuyên dương "Người con hiếu thảo" cấp phường và 2 lần cấp quận...

Cổ tích ngày nay - Ảnh 3.

Chị Trần Thị Kiều Thơ (bìa trái) giới thiệu vườn rau sạch sau nhà

Thanh Bình

Ông Nguyễn Phúc Duy Khang - Chủ tịch Hội Nông dân phường Bình Chiểu cho biết: "Viết cả quyển sách về chị Kiều Thơ cũng chưa kể hết những phẩm chất tốt đẹp của chị. Vườn rau sạch cùng hàng trăm chậu lan và mô hình trồng nấm của chị đã được nhân rộng, giúp nhiều hộ gia đình khác có thêm phương pháp mưu sinh và vươn lên thoát nghèo".

Chị Kiều Thơ còn là người "đa năng" đa tài. Ngay cả Câu lạc bộ Văn nghệ phường Bình Chiểu chị cũng được tín nhiệm bầu làm chủ nhiệm. Đoàn diễn viên không chuyên, dưới sự dẫn dắt của chị, đã nhiều lần đoạt giải trong các hội diễn văn nghệ quần chúng quận Thủ Đức trước kia và TP.Thủ Đức ngày nay.

Tôi hỏi: "Với ngần ấy công việc, chị sắp xếp thời gian bằng cách nào?". Nụ cười tươi luôn thường trực trên gương mặt của chị: "Đơn giản mà! Ban đêm tôi là người đi ngủ sau cùng, sáng hôm sau tôi thức dậy trước tiên. Việc tuy nhiều nhưng có 'thời khóa biểu' rồi, nên đâu cũng vào đấy thôi".

Trái tim nhân hậu

Từ Tiền Giang lên TP.HCM gần 30 năm nay, đức tính hào hiệp, trượng nghĩa của người miền Tây trong trái tim chị chưa bao giờ suy giảm. Những năm tháng nhọc nhằn, vất vả ngày xưa giúp chị luôn đồng cảm với nhiều phận đời kém may mắn.

Có lần tôi đến nhà vài phút thì trời đổ mưa to. Một lúc sau thấy chị Kiều Thơ chạy về, cái áo mưa cánh dơi không ngăn được nước mưa làm chị ướt sũng. Ban đầu chị Thơ chỉ nói chung chung "đi công chuyện". Nhờ chồng chị kể, tôi mới biết nhân lúc có anh ở nhà, chị đến thăm bà Nguyễn Thị Sâm, 65 tuổi, ở cùng KP2, sống neo đơn. Chị hay nấu ăn và dọn dẹp nhà cửa cho bà Sâm như tình ruột thịt. Mới đây, chị và những nhà hảo tâm chung tay giúp bà Sâm 10 triệu đồng sửa nhà, chống dột, sắm nhiều vật dụng cần thiết. Trải lòng đầy "chất miền Tây" của chị khiến ai nghe được cũng thấy rưng rưng: "Giúp người đâu phân biệt lạ quen, thấy người khác còn khổ mình lướt qua sao đành".

Cũng nhờ tấm lòng "Bồ tát" của chị Kiều Thơ, cô bé Lê Thùy Ngân, 13 tuổi, tạm trú tại KP1, bị suy thận mãn giai đoạn cuối vẫn kiên cường chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo. Ngân phải uống thuốc 4 lần/ngày, chạy thận 3 lần/tuần. Không cần nêu chi tiết cũng dễ hình dung cuộc sống "đã nghèo còn gặp cái eo" của cha mẹ Thùy Ngân. Hai vợ chồng nuôi 3 con tuổi ăn học, trả tiền thuê phòng trọ bằng đồng lương của một cô giáo mầm non và anh công nhân. Trong hoàn cảnh ấy, chị Kiều Thơ xuất hiện như vị cứu tinh...

Lòng từ bi, bác ái của chị Kiều Thơ đã tiếp thêm sức mạnh cho Thùy Ngân vượt lên chính mình. Như một chiến binh dũng cảm, Ngân đã và đang quyết tâm chiến thắng số phận. Ngân bày tỏ lòng biết ơn nên đã gọi "mẹ Thơ" đầy tôn kính. 

Kể sao hết những việc làm thiện nguyện của chị Kiều Thơ.

Nắm bắt được nguyện vọng của nhiều hội viên muốn nuôi cá tai tượng nhưng thiếu vốn, chị đã âm thầm liên hệ mua 2.000 con cá giống tặng họ "khởi nghiệp". Khi tôi viết bài này, chị đang tất bật vận động nguồn quỹ, chăm lo những trẻ em bất hạnh, cơ nhỡ.

Hai năm nay, chị Thơ là "mẹ đỡ đầu" của em Nguyễn Thái Thọ, học lớp 10, ngụ tại KP2, một trong những trẻ em mồ côi vì dịch Covid-19. 

Mùa vu lan báo hiếu đã qua, song với chị Kiều Thơ, quanh năm suốt tháng luôn hiếu nghĩa vẹn toàn. Lời chị Nguyễn Thụy Khánh ai nghe được cũng ấm lòng: "Gương hiếu thảo với cha mẹ ruột thì có nhiều, TP.HCM cũng vừa tổ chức tuyên dương. Nhưng tròn đạo hiếu với mẹ chồng như chị Kiều Thơ, tôi chưa gặp được người thứ hai".

Cổ tích ngày nay - Ảnh 4.

 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap